Tải Ngay

Chuyengiaforex – Tổng thống Trump khẳng định hạn chót để ByteDance bán hoạt động của TikTok tại Mỹ sẽ không được gia hạn.

Trong cuộc họp báo ngày 10/9, Tổng thống Mỹ tuyên bố “Hoặc TikTok sẽ phải đóng cửa, hoặc họ sẽ phải bán nó. Sẽ không có việc kéo dài hạn chót cho TikTok”.

TikTok chưa có động thái phản hồi lại nguồn tin trên. TikTok – Mạng xã hội video của Trung Quốc đã có mặt trên thị trường các nước ngoài Trung Quốc vào năm 2017. 

Trước đó, Tổng thống Donald Trump đe dọa rằng TikTok buộc phải đóng cửa vào 15/9, trừ khi tập đoàn phần mềm Microsoft hay bất kỳ công ty nào khác mua lại nền tảng này tại Mỹ và thương vụ này phải đem lại một nguồn thu lớn cho Bộ Tài chính Mỹ.

Hồi tháng 8, Microsoft xác nhận đang trong thời gian đàm phán với ByteDance để mua lại TikTok ở Mỹ và mong muốn sẽ hoàn thành thương vụ này vào 15/9. Bên cạnh đó, Microsoft cũng xác nhận sẽ mời thêm các nhà đầu tư khác ở Mỹ tham gia vào thương vụ này. 

Cuộc đàm phán mua bán ứng dụng này đã diễn ra nhiều tháng liền và ngày càng quyết liệt khi hạn chót do ông Trump đặt ra sắp tới gần.

Theo tờ Wall Street Journal, ít nhất một trong những nhà đầu tư quan trọng của TikTok đã gặp và trao đổi về vấn đề bảo mật dữ liệu với Cục Tình báo Trung ương Mỹ. 

Reuter đưa tin, ByteDance đang thỏa thuận bán các chi nhánh của ứng dụng TikTok ở Australia, Bắc Mỹ và New Zealand. Đặc biệt, trong số các thỏa thuận trên, có Microsoft và Oracle của Mỹ. Giá trị tài sản của các thương vụ này ước tính đạt 25 – 30 tỷ USD.

Mặc cho TikTok đang tạo ra làn sóng thu hút hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ, chính quyền Trump vẫn cảnh cáo cấm hoàn toàn ứng dụng này do những mối lo ngại về an ninh quốc gia.

Do lo ngại rằng TikTok là công cụ để Trung Quốc thu thập thông tin cá nhân người dùng Mỹ, ông Trump đã yêu cầu ByteDance từ bỏ quyền kiểm soát đối với chi nhánh của ứng dụng này tại Mỹ. Đồng thời, Tổng thống Mỹ cũng cấm các cá nhân và tổ chức nào dưới quyền kiểm soát của Mỹ giao dịch với ByteDance.

ByteDance cho rằng Mỹ có những yêu cầu không thỏa đáng và cáo buộc Tổng thống Mỹ đã chính trị hóa vấn đề thương mại đang căng thẳng của hai nước khi buộc TikTok phải dừng hoàn toàn hoặc phải bán lại hoạt động ở Hoa Kỳ. 

Ngoài ra, phía TikTok khẳng định rằng nền tảng này không có hành vi chia sẻ thông tin cá nhân của người dùng cho Chính quyền Tập Cận Bình. Ứng dụng này cho biết đã có các biện pháp nghiêm khắc nhằm đảm bảo vấn đề bảo mật thông tin cá nhân cho người dùng Mỹ.

Hồi tháng 8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ ủng hộ nỗ lực dùng các công cụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi tại Mỹ của các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có vụ kiện chính quyền Trump của ByteDance.